Một số hướng dẫn thêm về khai quyết toán thuế TNDN năm 2021
1. Đối tượng phải khai quyết toán thuế TNDN
– Tổ chức, doanh nghiệp – người nộp thuế (NNT) thuộc diện nộp thuế TNDN có trách nhiệm khai QTT TNDN theo năm dương lịch (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) hoặc năm tài chính (nếu năm tài chính khác năm dương lịch). Trường hợp NNT tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ QTT năm.
– NNT nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế TNDN không phát sinh thường xuyên hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN thì thực hiện kê khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2011/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính, NNT không phải khai quyết toán năm.
2. Hồ sơ QTT TNDN
Mẫu biểu quyết toán thuế TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2001/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính:
2.1. Đối với người nộp thuế nộp thuế TNDN theo phương pháp doanh thu trừ chi phí
– Tờ khai QTT TNDN theo mẫu số 03/TNDN;
– Một hoặc một số phụ lục kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN tùy theo loại hình thực tế của doanh nghiệp
– Báo cáo tài chính năm
2.2. NNT nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ phát sinh thường xuyên:
– Tờ khai QTT TNDN năm theo mẫu số 04/TNDN – Báo cáo tài chính năm
Lưu ý: Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan thì phải nộp Báo cáo tài chính có xác nhận của kiểm toán đính kèm.
5. Thời hạn QTT TNDN
| Đối với doanh nghiệp có năm tài chính trùng với năm dương lịch thời hạn nộp hồ sơ QTT TNDN năm 2021 chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (ngày 31/3/2022). Đối với Doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
6. Nơi nộp hồ sơ QTT TNDN
NNT thực hiện nộp hồ sơ QTT TNDN cho Cơ quan thuế trực tiếp quản lý. NNT có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ QTT TNDN cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trực thuộc. Một số trường hợp cụ thể như sau:
6.1. Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:
– NNT khai quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03/TNDN, xác định số thuế TNDN phải nộp cho từng tỉnh (Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản tạm nộp hàng quý và quyết toán bằng (=) doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%) tại Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động theo mẫu số 03-8A/TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quy định (NNT căn cứ vào số thuế phải nộp theo từng tỉnh hưởng nguồn thu phân bổ để lập chứng từ nộp tiền và
HOA X.
CHI
TH
KH
THN
C THUẾ TỈ
LII
nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi tiếp nhận chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế hạch toán khoản thu cho từng địa bàn nhận khoản thu phân bổ).
– Số thuế đã tạm nộp trong năm tại các tỉnh (không bao gồm số thuế đã tạm nộp cho doanh thu thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê mua, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ mà doanh thu này chưa được tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm) được trừ vào với số TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của từng tỉnh trên mẫu số 03-8A/TNDN, nếu chưa trừ hết thì tiếp tục trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quyết toán tại trụ sở chính trên mẫu số 03/TNDN.
| – Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế trên tờ khai quyết toán tại trụ sở chính trên mẫu số 03/TNDN thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho địa phương nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư số 80/2021/TTOBTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
6.2. Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
NNT khai quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu số 03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với cơ sở sản xuất theo mẫu số 03-8/TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định (NNT căn cứ vào số thuế phải nộp theo từng tỉnh hưởng nguồn thu phân bổ để lập chứng từ nộp tiền và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi tiếp nhận chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế hạch toán khoản thu cho từng địa bàn nhận khoản thu phân bổ).
6.3. Đối với đơn vị phụ thuộc được hưởng ưu đãi thuế:
NNT khai quyết toán thuế theo mẫu số 03/TNDN tại cơ quan thuế quản lý | trực tiếp, xác định số thuế TNDN phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03 3D/TNDN nộp tại cơ quan thuế nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy
định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư số 80/2001/TTOBTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
Trịnh Thị Hương viết
Anh/chị cho mình hỏi: Năm 2020: DS 57tỷ, giá vốn 55 tỷ; Chi phí 642 1.3 tỷ; mình chỉ được trừ chi phí lãi vay ngân hàng là bao nhiêu. (Hiện mình trả lãi cho ngân hàng trong năm khoảng 1.6 tỷ)
Phạm Thùy viết
ad cho mình hỏi : cty mình năm 2016, 2017 lỗ , 2018 lời, nhưng kế toán cũ chuyển lỗ tử 2017, chứ không bắt đầu từ 2016, như vậy 2019 mình chỉ được chuyển lỗ tiếp của 2017 thôi phải ko ? còn số lỗ 2016 có cách nào để chuyển được ko ? hay phải bỏ ạ
Phạm Thanh Hải viết
Số lỗ sau khi quyết toán thuế TNDN được chuyển toàn bộ và liên tục vào thu nhập của những năm tiếp theo. trường hợp Công ty bạn có khoản lỗ phát sinh năm 2016->2018 khi quyết toán thuế TNDN năm 2018 nhưng không kê khai chuyển lỗ khi quyết toán thuế TNDN năm 2019 thì không đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ liên tục theo quy định trên và phải khai bổ sung lại tời khai năm 2018 thì mới chuyển lỗ của 2016 được. (Theo Công văn số 8859/CT-TTHT ngày 20/8/2019 của Cục Thuế TP. HCM về việc chuyển lỗ khi tính thuế TNDN)
khanh viết
Công ty TNHH ABC (loại hình TNHH có 2 TV trở lên) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa dịch vụ.
Số liệu báo cáo tài chính (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) trong năm 2019 như sau (Đơn vị tính: đồng)
Báo cáo KQHDKD’!A1
Thông tin bổ sung:
1. Chi phí thiệt hại do thiên tai không được bồi thường là: 40.000.000
2. Chi phí khấu hao nhà xưởng thuộc quyền sở hữu của Giám đốc (chưa chuyển giao quyền sỡ hữu cho công ty), trích theo chế độ quy định là 400.000.000
3. Công ty mua xe ô tô có nguyên giá là 800.000.000, bắt đầu sử dụng vào tháng 1/2019, thời gian khấu hao là 5 năm. Công ty đã ghi nhận chi phí khấu hao trong năm.
4. Mua sản phẩm thủ công, nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; nhưng có lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng là 50.000.000
5. Chi thưởng cho 12 người lao động không có quy định trong các hồ sơ của công ty (Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty) mức chi 10.000.000/người/quý
6. Chi phí lãi vay phục vụ sản xuất kinh doanh là 60.000.000. Công ty vay của bà Trần Thị B với số tiền vay là 600.000.000, lãi suất 2%/tháng, bắt đầu từ ngày 1/8/2019.
7. Chi phạt vi phạm hợp đồng với công ty B do giao hàng trễ là 80.000.000
Yêu cầu:
– Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2019 trên phần mềm HTKK.
Công ty TNHH ABC (loại hình TNHH có 2 TV trở lên) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa dịch vụ.
Số liệu báo cáo tài chính (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) trong năm 2019 như sau (Đơn vị tính: đồng)
Báo cáo KQHDKD’!A2
Thông tin bổ sung:
1. Chi phí thiệt hại do thiên tai không được bồi thường là: 40.000.001
2. Chi phí khấu hao nhà xưởng thuộc quyền sở hữu của Giám đốc (chưa chuyển giao quyền sỡ hữu cho công ty), trích theo chế độ quy định là 400.000.001
3. Công ty mua xe ô tô có nguyên giá là 800.000.000, bắt đầu sử dụng vào tháng 1/2019, thời gian khấu hao là 5 năm. Công ty đã ghi nhận chi phí khấu hao trong năm.
4. Mua sản phẩm thủ công, nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; nhưng có lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng là 50.000.001
5. Chi thưởng cho 12 người lao động không có quy định trong các hồ sơ của công ty (Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty) mức chi 10.000.000/người/quý
6. Chi phí lãi vay phục vụ sản xuất kinh doanh là 60.000.000. Công ty vay của bà Trần Thị B với số tiền vay là 600.000.000, lãi suất 2%/tháng, bắt đầu từ ngày 1/8/2019.
7. Chi phạt vi phạm hợp đồng với công ty B do giao hàng trễ là 80.000.001
Yêu cầu:
– Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2019 trên phần mềm HTKK.
Huong viết
anh/ chị cho em hỏi công ty em hạch toán bằng tiền USD, khi làm quyết toán thuế TNDN phải quy đổi ra VND thì nên dùng tỷ giá của ngân hàng nào ạ?
Quyên viết
Chào bạn
Mình đang tìm hiểu làm Quyết toán thuế TNCN 2018 cho người nước ngoài
Mình chưa học về kế toán hay nghiệp vụ gì liên quan đến tính thuế, mình co` tìm hiểu trên mạng nhưng không hiểu phải làm ntn cả, bạn có thể giúp mình cho mình biết mình cần làm gì để Quyết toán thuế TNCN 2018 cho người nước ngoài được không ạ?
Cảm ơn bạn nhiều ạ
Ngọc viết
Chào bạn ! Mình đang làm tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2018 cho đơn vị. Đơn vị mình đã làm phụ lục 03-2A/TNDN: Chuyển lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong 5 năm liên tục (kể từ năm 2013 đến năm 2017). Và năm 2017, 2018 đơn vị mình vẫn bị lỗ. Vậy bạn cho mình hỏi trong tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2018, ở phụ lục 03-2A/TNDN: thì sẽ còn được chuyển lỗ của năm 2017 nữa không ? Mình cảm ơn !
Hải Phạm viết
Được bạn, năm 2018 được chuyển lỗ từ năm 2013 đến năm 2017
Ngọc viết
Bạn ơi, vậy nếu năm 2019 mà đơn vị mình vẫn bị lỗ, thì trong tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2019 ở phụ lục 03-2A/TNDN ý, đơn vị mình có tiếp tục được chuyển lỗ nữa không bạn ? Mình cảm ơn nhiều nhé !
Hải Phạm viết
Nếu lỗ của 2013 bạn chuyển đến năm 2018 vẫn chưa hết thì không thể chuyển sang 2019 vì quá hạn 5 năm, lỗ từ 2014 đến 2018 chuyển bình thường
Duyen Nguyen viết
Cho mình hỏi doanh nghiệp đang bị lỗ thì có cần làm tờ khai 03-2A ko. Cám ơn bạn
Vương văn độ viết
Chào các bạn tôi muốn hỏi thuế thu nhập doanh nghiệp là có phải loại thuế thu tổng các loại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ạ vì tôi đang chanh luận với nhiều người rất móng được các bạn giúp mình nếu có văn bản về đo thì cho tôi xin tôi cảm ơn ạ 0915864345
pth viết
Thuế thu nhâp doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.
Tất cả các văn bản liên quan đến thuế TNDN đều có mục các loại thu nhập chịu thuế, bạn có thể tham khảo.
Trịnh Quốc Việt viết
đơn vị mình nộp thuế TNDN theo Tờ khai 04/TNDN nên khi đưa số liệu vào Tờ khai quyết thuế TNDN ( mẫu 03/TNDN) thì không phù hợp về các chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế, thuế suất, lợi nhuận sau thuế…. thì xử lý làm sao? Cho mình một lời giải với.
Hoàng viết
Chào bạn, công ty mình có giao dịch mua bán với công ty liên kết trong hệ thống Tập đoàn của Công ty mẹ và có vay ngân hang lẫn vay nội bộ công ty liên kết. Theo quy định tại Mục 3 Điều 8 của Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017, chi phí lãi vay bị khống chế 20% của EBITDA. Vậy cho mình hỏi là phần lãi vay bị khống chế là chỉ lãi vay từ công ty liên kết hay tổng toàn bộ chi phí lãi vay không phân biệt vay từ công ty liên kết hay vay từ các bên độc lập?
pth viết
Chào bạn, Nghị định 20 gây nhiều tranh cãi và hiện chưa có thông tư hướng dẫn trực tiếp từ tổng cục thuế cho NĐ20. Tuy nhiên theo công văn 1990/CT-TTHT của Cục thuế Hà Nội thì là tổng chí phí lãi vay nhé. Bạn xem chi tiết CV bên dưới:
Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính Phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết quy định cách xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đặc thù:
“Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.
Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm.
Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2Q17 của Chính Phủ hướng dẫn kê khai mẫu số 01 Thông tin quan hệ liên kết và giao dịch liên kết quy định:
“Chỉ tiêu “Chi phí lãi tiền vay”: Ghi giá trị chi phí lãi vay tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
…
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị theo xác định tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, theo APA đối với giao dịch phát sinh với các bên liên kết và giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty CP Robinson Department Store (Việt Nam) có phát sinh giao dịch liên kết thì Công ty xác định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Trong đó chi phí lãi vay xác định theo nguyên tắc nêu trên là tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của Công ty (không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh từ các bên liên kết hay từ các bên độc lập).
Trường hợp tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của Công ty (hay còn gọi là chỉ số EBITDA) nhỏ hơn 0 thì toàn bộ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế của Công ty không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.